5 LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA GIÚP BẠN SỐNG CHUNG VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ

Lời khuyên cho bệnh tiểu đường
5/5 - (1 bình chọn)

Tiểu đường đang dần trở thành căn bệnh phổ biến của cuộc sống hiện đại. Việc điều trị tiểu đường vướng phải nhiều khó khăn do độ tuổi mắc bệnh thường cao, sức đề kháng không còn đảm bảo hoặc có các bệnh nền khác. Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích đến từ bác sĩ đầu ngành mà bạn nên tham khảo để có thể sống chung với tiểu đường.

1. Kiểm soát chặt chẽ lượng carb nạp vào cơ thể

Carb là viết tắt của carbohydrate, đây là một phức hợp chất bao gồm các thành phần: đường, tinh bột và chất xơ. Trong thành phần trên chỉ có chất xơ không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết và hoạt động chuyển hoá đường, còn lại cả đường và tinh bột đều là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tiểu đường tăng vọt đường huyết.

Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy gặp nhiều tác nhân xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Nếu bệnh nhân ăn thừa chất bột đường sẽ làm tuyến tụy vốn đã hư hại phải tiết ra lượng insulin tương ứng để kịp chuyển hóa hết lượng đường trong máu. Dần dần dẫn đến cơ thể thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả. Đây cũng là một trong những nguyên do chính dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Vì vậy cần nghiêm khắc cắt giảm lượng bột đường trong chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường. Thức ăn chứa nhiều tinh bột chỉ nên chiếm tối đa 20% khẩu phần ăn hàng ngày. Đi kèm với đó, hãy tránh lạm dụng đường tinh luyện và các sản phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều đường bổ sung.

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát chặt chẽ lượng carb đi vào cơ thể
Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát chặt chẽ lượng carb đi vào cơ thể

2. Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày

Việc nạp một lượng lớn thức ăn vào cơ thể trong thời gian ngắn vốn không nên, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong cơ thể, khiến các cơ quan phản ứng ngay lập tức. Không chỉ vậy, nó còn khiến hệ tiêu hoá phải làm việc nặng trong thời gian lâu hơn để tiêu hoá hết chỗ thức ăn đó. 

Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn lớn trong ngày thành các bữa phụ, từ 2 -3 bữa. Khoảng cách giữa các bữa nên từ tiếng rưỡi đến hai tiếng. Điều này đảm bảo cho lượng đường huyết luôn ổn định mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

3. Ăn nhiều các loại rau củ nhiều chất xơ

Như đã nhắc đến ở trên, chất xơ không gây biến đổi đường huyết. Trong các loại rau củ quả giàu chất xơ còn có rất nhiều loại vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe. Tăng cường ăn rau củ quả cũng giúp thay thế lượng tinh bột mà bệnh nhân tiểu đường cắt giảm, giúp tránh bớt cảm giác đói.

Tuy nhiên có nhiều loại rau củ cũng có hàm lượng lớn tinh bột như khoai lang, khoai tây và một số họ nhà đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… Trái cây cũng có một số loại chứa nhiều tinh bột như: chuối, sầu riêng, mít… cần hạn chế nạp vào cơ thể. Do đó việc lựa chọn đúng loại rau củ quả để nạp vào cơ thể với bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng.

Các loại rau củ giàu chất xơ mà người bệnh tiểu đường nên ăn
Các loại rau củ giàu chất xơ mà người bệnh tiểu đường nên ăn

4. Nên tăng cường sử dụng các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thụ nhanh/chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose. Chỉ số GI được chia thành 100 đơn vị và chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho bệnh tiểu đường
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp rất tốt cho bệnh tiểu đường
  • Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mà bạn có thể sử dụng như:

    • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên cám…
    • Các sản phẩm bánh mì hoặc mì ống chế biến từ ngũ cốc nguyên cám
    • Chuối xanh, khoai tây sống, đậu Hà Lan, đậu gà, đậu lăng…

5. Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Những lời khuyên phía trên chỉ mang yếu tố hỗ trợ điều trị tiểu đường trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Còn lại dù đang ở giai đoạn nào của bệnh, hay có các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau,  bệnh nhân tiểu đường vẫn phải tuân thủ các chỉ dẫn và phác đồ điều trị của các bác sĩ. Chỉ khi kết hợp các loại thuốc điều trị với nếp sống và sinh hoạt lành mạnh, kết hợp ăn uống khoa học và thể dục thể thao, người bệnh mới có thể đạt hiệu quả tối đa trong việc điều trị và tăng khả năng chiến thắng bệnh tật.

Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Kết luận:

Người bệnh sẽ gặp không ít khó khăn khi sống chung với bệnh tiểu đường, dung hòa chúng với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì tuân thủ theo đúng lời khuyên của bác sĩ kết hợp với việc duy trì thái độ tích cực cùng lối sống lành mạnh, người bệnh đã có thể cải thiện sức khỏe, đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *